Thị trường tiêu thu yến sào
1.Thị trường thế giới/Việt nam :
Cầu :
Cung :
Về lâu dài tăng cung tổ yến là có nhưng từ từ, trong thời gian dài, sẽ cân bằng với cầu cũng đang tăng. Cung tổ yến đến lúc sẽ chựng lại, vì khí hậu khắc nghiệt, nguồn thức ăn có hạn, chim tự sinh tự diệt.
Số liệu thống kê cho biết năm 2014 Indonesia có 200k nhà yến, sản lượng 2100 tấn, Malaysia 60k, 800 tấn, Thái lan 10k, 80 tấn. Ba nước này, đặc biệt Indo và Malai, chiếm hơn 90% lượng cung yến sào thế giới, nên giá cả do họ quyết định. Việt nam chưa đủ tuổi để can dự vào cuộc chơi này.
Trước năm 2011 giá yến sào Malai lên đến 8.000 ringgit. Do phát hiện hàm lượng nitrit trong tổ yến huyết Malai quá cao, nên Trung quốc cấm nhập khẩu chính ngạch tổ yến Malai từ tháng 7/2011. Tổ yến Malai rớt giá không phanh, chạm 800-1000 ringgit. Năm 2016, sau khi TQ và Malai ký nghị định thư, mở đường cho tổ yến Malai vào lại TQ, giá tổ yến Malai phục hồi lên mức 4000-6000 ringgit. Tháng 6/2017 tổ yến Malai chính thức được xuất chính ngạch, giá tổ yến quanh quẩn mức 4500 ringgit. Năm 2018 Malai dự xuất chính ngạch qua TQ 60 tấn
Tổ yến Indo cũng bị vạ lây từ Malai, bị cấm nhập vào TQ từ năm 2011, mãi đến 2015 mới được cho nhập lại, chịu thuế 16%, sau khi cam kết kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng nitrit, chì, thạch tín, và đảm bảo đầy đủ việc truy xuất nguồn gốc. Năm 2017 Indo xuất chính ngạch khoản 52 tấn tổ yến vào TQ, 2018 dự là 100 tấn.
Lời bình:
Các số liệu trên cho thấy, sau 2011 số lượng tổ yến Indo và Malai xuất chính ngạch qua TQ rất ít, vậy số lượng rất lớn còn lại đi đâu ? Cũng qua TQ thôi, do 500 anh em xã hội trung chuyển qua nước thứ ba, từ đó đi TQ. Nước thứ ba đầu bảng là Việt nam, Hong kong.
Giờ các bạn đã thấy sự liên thông giữa tổ yến Việt nam và thế giới. Việc xuất khẩu tiểu ngạch tổ yến Indo và Malai qua TQ sẽ còn rất lâu, vì xuất khẩu chính ngạch chi phí rất cao, 500 anh em xã hội không mong muốn. Muốn đụng đến tổ yến Việt nam phải hỏi ý 500 anh em xã hội trên thế giới. Giá tổ yến Việt nam hiện phụ thuộc thế giới, không ai, kể cả 500 anh em Tung Của, đủ sức chi phối.
Việt nam hiện có tầm 11.000 nhà yến, sản lượng 2017 70 tấn, 2018 ước 90 tấn, vẫn còn rất nhỏ so với sản lượng toàn cầu, cung có tăng gấp 3-4 lần cũng chưa là gì.
Một số bạn cho rằng tổ yến Việt nam rồi cũng như các nông sản khác, sẽ có lúc bán không ai mua, giá rớt thảm ... Bạn so sánh khập khiểng. Cung các loại nông sản khác có thể tăng rất nhanh trong thời gian ngắn, cầu không tài nào theo kịp, khác hoàn toàn tổ yến. Tổ yến thời gian bảo quản lên tới 2 năm, nay không bán được thì vài ba tháng sau bán, không phải như trái cây nay không bán, mai đổ bỏ. Tổ yến là sản phẩm truyền thống cả ngàn năm, tốt thật sự, cầu tiềm năng nhiều, khi giá hạ đến mức hấp dẫn, lập tức cầu sẽ xuất hiện để đỡ, giá không thể giảm sâu. Chưa kể người Việt có truyền thống ăn yến, hiện đang ăn rất nhiều hàng ngoại, chỉ cần giành lại một phần số cầu ngoại này là ổn.
Tôi cho rằng thời kỳ khó khăn của ngành yến đã qua, thời gian tới giá sẽ không biến động nhiều, trừ khi có bệnh dịch nào đó xuất hiện khiến cầu e ngại.
Bàn về thị trường yến sào (kỳ 2)
Trong phần 1 tôi đã cho các bạn thấy sự liên thông giữa thị trường yến sào Việt nam và thế giới, Việt nam là 1 trong 2 nước nhận số lượng lớn yến sào trung chuyển từ Indo, Malai qua Trung quốc. Trước mắt 500 anh em xã hội vẫn đang làm tốt vai trò của mình. Nhưng về lâu dài, cộng đồng các nhà yến nhỏ lẻ Việt nam không thể trông chờ mãi vào các anh em xã hội, mà phải tự chủ được đầu ra, phải tự mình tăng cầu một cách chủ động. Lâu lâu nghe một số chủ nhà yến kháo nhau dạo này bán lẻ được nhiều, ai cũng tưởng cầu tăng lên. Nhưng thực ra không phải, cũng chỉ là cầu cũ, chủ nhà này giật từ chủ nhà khác. Tạo cầu mới không đơn giản, nhà yến nhỏ lẻ không thể làm nổi, mà phải là các tổ chức có nhân lực, vật lực đủ lớn.
Có cách nào để các chủ nhà yến nhỏ lẻ tự tạo cầu mới cho mình ? Họ nên liên kết lại với nhau :
1.Thành lập các hiệp hội
Việc tham gia các hiệp hội còn khá khó khăn đối với người Việt, vì có quá nhiều hiệp hội đang hữu danh vô thực, không làm được trò trống gì cho hội viên. Nhưng việc này lại quá quen với người sản xuất, buôn bán ở các nước khác. Tôi hoạt động chính trong ngành trái cây nhập khẩu, muốn mua táo hay cherry Mỹ thì gặp hh táo hay hh cherry Washington, nho thì hh nho Cali .... Họ giới thiệu cho mình ai bán, tư vấn chất lượng như nào. Táo, nho gặp sự cố, người của hh qua Việt nam họp báo, công bố là bị gì, bình thường hay k bình thường .... Đi hội chợ cũng gặp gian hàng lớn của các hh, đại điện cho cả 1 nước.
Thành công nhất với mô hình này là công ty chuyên phân phối trái kiwi New Zealand, Zespri. Cty này do trên 1.800 nhà vườn trồng kiwi góp vốn lập nên, phân phối 95% sản lượng kiwi ở New Zealand, chiếm 30% thị phần kiwi thế giới. Họ quy định cổ đông chỉ được nắm giữ số cổ phần tương đương với sản lượng kiwi sản xuất ra. Khi sản lượng kiwi giảm, hay chủ bán vườn, cổ đông đó buộc phải bán ra cổ phần trong vòng 3-7 năm. Trước mắt cổ đông k sản xuất sẽ mất quyền biểu quyết, nếu k bán cổ phần sẽ k được chia cổ tức như các cổ đông sản xuất.
Ở Việt nam hiện bắt đầu có 1, 2 cty thành lập theo mô hình này. Bước đầu họ khó khăn, do vấn đề cấu trúc cổ đông, đường hướng hoạt động ... Nhưng tôi tin họ sẽ chỉnh sửa lại các khiếm khuyết và thành công.
Dù ai tạo ra cầu mới cho ngành yến Việt nam, thì tất cả các chủ nhà yến nhỏ lẻ cũng đều hưởng lợi. Làm cho mình bạn làm cả cuộc đời. Giờ đến lúc bạn làm gì đó cho cộng đồng, mà cũng cho chính bạn. Hãy tham gia 1 trong 2 hiệp hội mà tôi giới thiệu trên, chỉ bỏ ra 2 triệu phí gia nhập, hàng năm thêm 2 tr nữa, là bạn đã đóng góp thiết thực cho ngành yến Việt rồi.
(Nguồn: Kinh nghiệm nuôi yến)



